QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 147/2014/DS-GĐT NGÀY 15/04/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 15/4/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế” giữa:

* Nguyên đơn:

1. Bà Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1966;

2. Bà Nguyễn Thị Nguyệt sinh năm 1953;

3. Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1959;

4. Bà Nguyễn Thị Yến sinh năm 1962;

5. Bà Nguyễn Thị Phương sinh năm 1969;

* Bị đơn: Bà Lê Thị Dung sinh năm 1956;

* Người có quyền lợi nghĩa vu liên quan:

1. Anh Nguyễn Trường Giang sinh năm 1981;

2. Anh Nguyễn Trường An sinh năm 1979;

3.  Anh Nguyễn Công Định sinh năm 1989;

4. Chị Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1977;

5. Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh năm 1986;

6. Chị Nguyễn Thị Thu Hà sinh năm 1985;

7. Chị Lưu Thị Lý sinh năm 1982;

8. Chị Đặng Thị Bảo Yến sinh năm 1991.

Các đương sự trên đây đều cư trú tại thôn Thượng, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 562/2013/KN-DS ngày 16/12/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 28/2011/DSPT ngày 21/02/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

NHẬN THẤY

Đơn khởi kiện đề ngày 27/02/2010 và trong quá trình tố tụng, các nguyên đơn Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Yen, Nguyễn Thị Phương (ủy quyển cho bà Oanh) trình bày: Cụ Nguyễn Công Khuê và cụ Nguyễn Thị Loan có 06 người con gồm các ông (bà): Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Công Lý (chết năm 2007). Ông Lý có vợ là bà Lê Thị Dung và con là các anh, chị Nguyễn Trường An, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Công Định, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Khi còn sống cụ Khuê, cụ Loan có khối tài sản sau đây:

-  Các diện tích đất tại thôn Thượng, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội gồm 01 ngôi nhà ngói 4 gian cùng các công trình phụ là chuồng lợn, bếp, bể, sân gạch trên diện tích đất 136m2 tại thửa số 140 tờ bản đồ số 5 (gọi tắt là “136m2 nhà đất”; 01 diện tích 96m2 đất tại thửa 130, trên có nhà của bà Dung, ông Lý xây từ năm 1989 và có một phần đất trống hiện vợ chồng anh Định đang đào móng xây nhà (gọi tắt là “96m2 nhà đất”); 120mđất đất nông nghiệp (5%) chưa bị thu hồi hiện bà Dung đang canh tác.

- Khoản tiền bồi thường thu nhập hoa màu từ 1.298m2 đất nông nghiệp của cụ Khuê, cụ Loan bị Nhà nước thu hồi để quy hoạch đô thị (bồi thường năm 2009) là 1.264.656.000 đồng hiện do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng đang quản lý.

Cụ Loan chết ngày 12/6/2000 (âm lịch) không để lại di chúc và cụ Khuê chết ngày 29/02/2004 (âm lịch) cũng không để lại di chúc. Nay các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với các di sản (không yêu cầu chia thừa kế diện tích 120m2 đất nông nghiệp 5%) của cụ Khuê và cụ Loan, (BL 11, 13, 257).

Bị đơn bà Lê Thị Dung và người được bà Dung ủy quyền trình bày: Nhất trí với trình bày của các nguyên đơn về quan hệ huyết thống, thời điểm cụ Loan và cụ Khuê chết. Cụ Khuê và cụ Loan chỉ có tài sản là “136m2 nhà đất”. Ngày 13/3/2004 cụ Khuê để lại di chúc có nội dung giao lại cho vợ chồng Bà toàn bộ tài sản (hiện bà Dung vẫn còn lưu giữ được chữ ký của cụ Khuê tại khế ước vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Thanh Oai). Năm 1998, khi làm thủ tục và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gia đình bà đã nộp văn bản đó cho Ủy ban nhân dân xã Cự Khê, bản chính này đã bị thất lạc và bà không lưu lại bản sao. Năm 2003, ông Lý đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi làm thủ tục và khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các nguyên đơn đều biết và không có ý kiến gì, nên bà Dung không đồng ý chia thừa kế tài sản này. Diện tích “96m2 nhà đất” là đất ông Lý mua của cụ Nguyễn Tiến Sâm (em cụ Khuê) từ năm 1978 với giá 50.000 đồng. Năm 1989, gia đình Bà đã xây nhà mái bằng và ở từ đó đến nay. Khi kê khai để cấp sổ đỏ ghi là đất cha ông để lại là do không hiểu biết về pháp luật. Năm 2003, ông Lý cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài sản của gia đình bà, không phải là tài sản của cu Khuê, cụ Loan, nên không đồng ý chia thừa kế. Phần đất đã bị nha nươv thu hỏi và đền bù khoáns 1,2 tỷ, cụ Khuê và cụ Loan đã giao cho gia đình ba từ năm 1976, hàng năm vợ chồng bà Dung đều đóng thuế ruộng nên không đồng ý chia thừa kế. (Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện do bà Dung ủy quyên đồng ý chia thừa kế BL 252).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các anh, chị Nguyễn Trường An, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Công Định, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đều nhất trí với lời trình bày của bà Dung.

Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2010/DSST ngày 14/9/2010, Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây quyết định (tóm tắt): Công nhận khối tài sản là đất ở thửa so 140 diện tích 136m2 và thửa đất số 130 diện tích 96m2 thuộc tờ bản đồ số 05 năm 1995 và khoản tiền 1.264.656.000 đồng là di sản của cụ Khuê và cụ Loan; tổng giá trị khối di sản là: 4.744.656.000 đồng. Chấp nhận sự thỏa thuận của các nguyên đơn giao cho bà Oanh quản lý sử dụng 5 kỷ phần di sản là 1.053.880.000 đồng; 136m2 đất thửa sổ 140 và 57m2 trong thửa sổ 130; Buộc bị đon và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải tháo dỡ tài sản trên diện tích đát đê trả lại diện tích đất cho các nguyên đơn được hưởng theo kỷ phân. Chấp nhận sự thỏa thuận của bị đơn và những ngirời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan giao cho bà Dung quản lý sử dụng 01 kỷ phần di sản là 210.776.000 đồng và 39m2 trong thửa số 130 (có sơ đồ kèm theo).

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 27-9-2010, bà Dung kháng cáo toàn bộ hình thức và nội dung bản án sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 28/2011/DSPT ngày 21-2-2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

- Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của các bà Nguyễn Thị Oanh, bà Nguyên Thị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Nga, bà Nguyễn Thị Yen, bà Nguyễn Thị Phương đối với bà Lê Thị Dung.

- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị Oanh đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Nga, bà Nguyên Thị Yến, bà Nguyên Thị Phương không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết các tài sản của cụ Khuê, cụ Loan xây dựng trên đất đã bị bà Dung và gia đình phá dỡ khỉ xây nhà món.

-  Xác định di sản của cụ Nguyễn Công Khuê và cụ Nguyễn Thị Loan để lại là thửa đất ở số 140 diện tích 136m2 và thửa đất ở sổ 130 diện tích 96mthuộc tờ bản đồ sổ 05 bản đồ năm 1995 tại thôn Thượng, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội và khoản tiền 1.264.656.000 đồng là di sản của cụ Khuê và cụ Loan. Tổng khối di sản có giá trị là: 4.744.656.000 đồng.

- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị Oanh đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thi Nguyệt, bà Thị Nga, bà Nguyễn Thị Yến, bà Nguyễn Thị Phương xin được chia thừa ke chung vào một khối.

-  Ghi nhận sự tự nguyện của bà Lê Thị Dung và các anh chị Nguyên Trường Giang, Nguyễn Trường An, Nguyễn Công Định, Nguyên Thị Nhung, Nguyễn Thị Thanh Nhàn xin được chia thùa kế chung vào một khối và giao cho bà Lê Thị Dung quản lý.

- Trích cho ông Lý, bà Dung một phần công sức mỗi tháng 2.000.000 đồng trong thời gian 5 năm: 2.000.000 đồng X 60 tháng = 120.000.000 đồng.

Tỏng giá trị di sản là: 4.744.656.000 đồng. Nên mỗi kỷ phần được chia cụ thể như sau: (4.744.656.000 đồng-120.000.000 đồng): 6 = 770.776.000 đồng.

Giao bà Oanh đồng thời là đại diện theo ủy quyền của 5 kỷ phần của 5 chị em là 770.776.000 đồng X 5 =.3.853.880.000 đồng. Giao bà Dung 1 kỷ phần là: 770. 776.000 đồng.

Chia bằng hiện vật cụ thể như sau:

Giao bà Oanh đồng thời là đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Nga, bà Nguyễn Thị Yen, bà Nguyễn Thị Phương quản lý sở hữu 5 kỷ phần (gồm các bà Oanh, Nguyệt, Nga, Phương, Yen) là thửa đất số 140 tờ bản đồ số 5 tại thôn Thượng, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội có diện tích 136m2, có giá trị là: 136m2 X 15.000.000 đồng = 2.040.000.000 đồng và số tiền 1.264.656.000 đồng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thanh Oai đang giữ. Buộc Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thanh Oai phải thanh toán cho bà Oanh khoản tiền này.

Giao bà Dung quản lý sở hữu 1 kỷ phần (gồm bà Dung, anh Giang, anh An, anh Định, chị Nhung, chị Nhàn) là thửa đất số 130 tờ bản đỗ so 5 tại thôn Thượng, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội có diện tích 96m2, có giá trị là: 96m2 X 15.000.000 đồng - 1.440.000.000 đồng. So với kỷ phần được hưởng bà Dung, anh Giang, anh An, anh Định, chị Nhung, chị Nhàn phải thanh toán cho các nguyên đơn do bà Oanh làm đại diện số tiền chênh lệch là 549.224.000 đồng. Buộc bà Dung, anh An, chị Lý, anh Giang, chị Hà, anh Định, chị Yen phải tháo dỡ nhà và các công trình xây dựng trải phép trên thửa đất so 140 tờ bản đồ số 5 tại thôn Thượng, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội có diện tích 136m2 để trả lại diện tích đất cho các nguyên đơn. (có sơ đổ kèm theo)

Kiến nghị UBND huyện Thanh Oai thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ T149151 ngày 25/5/2003 của ƯBND huyện Thanh Oai, Hà Nội mang tên ông Nguyễn Công Lý.

Bác các yêu cầu khác của các đương sự.

Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn quyết định về án phí.Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Dung, anh An, anh Giang, anh Định, chị Nhung, chị Nhàn có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại quyết định kháng nghị số 562/2013/KN-DS ngày 16/12/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 28/2011/DSPT ngày 21/02/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Đe nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 12/2010/DSST ngày 14/9/2010 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (thành phố Hà Nội); giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm nêu trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí nội dung kháng nghị nêu trên của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Tài liệu có trong hồ sơ, lời trình bày của các đương sự đều xác định cụ Nguyễn Công Khuê chết ngày 29/02/2004 (âm lịch) và cụ Nguyễn Thị Loan chết ngày 12/6/2000 (âm lịch) có 06 người con là Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Công Lý. Ông Lý (chết năm 2007) có vợ là bà Lê Thị Dung và các con là Nguyễn Trường An, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Công Định, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Các nguyên đơn cho rằng cụ Khuê và cụ Loan chết không để lại di chúc và yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của hai cụ để lại gồm “136m2 nhà đất”; “96m2 nhà đất” và khoản tiền 1.264.656.000 đồng tiền đền bù khi Nhà nước thu hồi đất và hoa màu.

Bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều cho rằng khi còn sống tài sản của cụ Khuê và cụ Loan chỉ có’T36m2 nhà đất” và diện tích đất bị Nhà nước thu hồi. Đối với diện tích đất bị Nhà nước thu hồi cụ Khuê và cụ Loan đã cho vợ chồng ông Lý canh tác từ năm 1976, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm đại diện do bà Dung ủy quyền đã đồng ý chia cho các đồng thừa kế. Đối với “136m2 nhà đất”, cụ Khuê đã lập di chúc cho vợ chồng ông Lý vào ngày 13/3/2004. Riêng “96m2 nhà đất” là của cụ Sâm đã chuyển nhượng cho ông Lý ngày 15/8/1978, không phải di sản của cụ Khuê và cụ Loan.

Nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế vào ngày 27/02/2010 nằm trong thời hiệu khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tuy nhiên khi giải quyết vụ án cần phải xác định chính xác các di sản thừa kế của cụ Khuê và cụ Loan. Cụ thể:

- Đối với "36m2 nhà đất”: Biên bản xác minh ngày 18/5/2010 có nội dung: “Tại trang 9 sổ mục kê 1983 của UBND xã Cự Khê có ghi: Thửa 126 diện tích 109m2 đímg tên cụ Nguyễn Công Khuê; thửa 127 diện tích147m2 dứng tên ông Lý. Từ năm 1983 đến năm 1995 được kê khai lại thì 02 thửa co tranh chấp đất nói trên có số thửa và chủ sử dụng như sau: Thừa 130 diện tích 96m7 đícng tên ông Lý. Thửa 140 diện tích 136m2 đứng tên ông Lý.... Thửa 130 và 140 được cap cùng một GCNQSD đất. “ (BL 102, 122). Thực tế cụ Khuê và Cụ Loan đã sinh sống trong ngôi nhà ngói 4 gian cùng các công trình phụ trên diện tích “136m2 nhà đất” cho đến khi chết nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định đây là di sản của cụ Khuê và Cụ Loan là có căn cứ.

Di chúc ngày 13/3/2004 do bị đơn xuất trình là văn bản viết tay có chữ ký tên “Khuê” không được công chứng hay chứng thực của cơ quan có thẩm quyền; nội dung di chúc ghi “...Tôi giao lại cho con tôi là anh Nguyễn Công Lý chỗ ở như trên được toàn quyển sử dụng với mục đích là giữ gìn và bảo vệ làm nơi thờ cúng tổ tiên... ”, đây là tài sản chung của vợ chồng, do đó việc cụ Khuê định đoạt cả phần di sản của cụ Loan là không đúng; phần cuối di chúc có chữ ký 03 người làm chứng (Nguyễn Tiến Sâm, Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Công Lý), trong đó ông Nguyễn Công Lý là người được hưởng thừa kế là không đúng quy định tại các Điều 654, Điều 656 Bộ luật dân sự. Lẽ ra cần phải thu thập chứng cứ làm rõ cụ Khuê có viết toàn bộ nội dung và ký vào di chúc đó không? Neu cụ Khuê đã viết và ký vào di chúc và di chúc thể hiện đúng ý chí của cụ Khuê thì phải xác định di chúc có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Khuê. Việc Tòa án cấp sơ thấm và phúc thẩm chưa làm rõ nội dung trên, nhưng xác định di chúc của cụ Khuê không họp pháp là chưa đủ cơ sở.

- Đối với “96m2 nhà đất”: Nguyên đơn cho rằng 96m2 đất thửa tại 130 là của cụ Khuê và cụ Loan và trên đất không có tài sản nhưng không có chứng cứ chứng minh. Tại Biên bản làm việc của chính quyền địa phương ngày 26/02/2010 và các bản khai của cụ Nguyễn Tiến Sâm đều khẳng định “96mnhà đất” là của cụ Sâm đã bán cho ông Lý sử dụng từ năm 1978, xây nhà và sinh sons ổn định đến năm 2003 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (BL 25, 26, 53,54). Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định cụ Khuê và cụ Loan có di sản “96m2 nhà đất” là chưa đủ căn cứ.

Bởi các lẽ trên,

Căn cứ khoản 2 Điều 291; khoản 3 Điều 297; Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

-                     Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 562/2013/KN-DS ngày 16/12/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

-                     Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 28/2011/DSPT ngày 21/02/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 12/2010/DSST ngày 14/9/2010 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Oại, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) về vụ án tranh chấp thưa kẻ giữa các nguyên đơn Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn ĩhị Nga. Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Phương với bị đơn Lẻ Thị Dung và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

 

 

 
Tên bản án

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 147/2014/DS-GĐT NGÀY 15/04/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án